Media for you
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005)

Go down

Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Empty Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005)

Bài gửi by Van Huy Wed Jul 30, 2008 8:14 am

Chút suy tư xin tặng


Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Untitled
Bìa sách của "Mùi của ngày xưa"

…Một cốc rượu tình cờ, để khề khà, ngẫm nghĩ, vui buồn với mình, với đời sống. Một thứ rượu có chút hương vị của văn chương, hay là “cái nốt ruồi duyên” của mặt báo. Đó là những định nghĩa chính xác về mục Tạp bút.

Giở báo ra, mỗi ngày lại gặp những là xăng dầu tăng giá, thực phẩm độc hại, tham nhũng, giết người, tai nạn giao thông…, người ta tìm thấy chỗ trú chân bình yên nho nhỏ là những mẩu tạp bút ẩn chứa nhiều hoài niệm, để rồi lại tiếp tục “cuộc hành trình” theo dòng thời sự mỗi ngày.

Nho nhỏ, nhưng may mắn đều đều, thành trạm dừng chân quen thuộc, khiến cho cuộc hành trình bớt oi nồng, gay gắt... Nho nhỏ, nhưng qua đó người ta có thể tỏ bày vô vàn nỗi nhớ thương - hoài niệm - suy ngẫm. Thậm chí, cả nghị luận, phê bình, bằng giọng văn tâm tình, mềm nhẹ, mà cứa sâu.

Đắc dụng thế, cho nên có thể tìm thấy cả Quách Tấn, Sơn Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Kim Trắc, Phan Vũ, Huỳnh Phan Anh, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Khắc Phục, Việt Linh, Thanh Thảo, Quế Hương, Vĩnh Quyền, Đỗ Trung Quân, Cao Vũ Huy Miên, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Trọng Tín, Duyên Trường, Võ Trường Chinh, Huỳnh Thanh Diệu… cùng góp mặt để tạo nên sức nặng đáng kể cho tập sách này. Tạp bút Tuổi Trẻ Chủ Nhật một thời nhờ những cây bút độc đáo ấy mà tỏa sáng, làm thành cái duyên riêng.

Tiếp theo sau những tuyển tập đậm tính văn học đã xuất bản như Cửa sổ tâm hồn, Truyện ngắn hay trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật…, Tủ sách Tuổi Trẻ xin giới thiệu tiếp tới bạn đọc Mùi của ngày xưa - tuyển tập những bài Tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật từ khi bắt đầu 1994 đến 2005, với sự tham gia của nhiều nhà văn, cây bút tên tuổi của cả nước. Đọc, để thấy đứng trước những điều bình thường nhỏ nhặt hàng ngày, bỗng thấy mình biết… để ý, rung động, hay rút ra những ý tứ lớn lao hơn. Tâm tư mình thế là bỗng chốc đã thêm giàu có…



NXB TRẺ - TỦ SÁCH TUỔI TRẺ
Van Huy
Van Huy
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 477
Age : 39
Đến từ : Đà Nẵng
Reputation : 0
Registration date : 23/07/2008

https://1213pct.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Empty Re: Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005)

Bài gửi by Van Huy Wed Jul 30, 2008 9:11 am

Đôi bạn chùa Hàn Sơn

Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Untitled
Chúng tôi có mặt nơi “xuất xứ” bài thơ Phong kiềudạ bạc vào một sáng đầu thu, khi những chiếc lá ngô đồng đầu tiên vừa lẳng lặng lìa cành và in những đốm thu vàng vào những phiến đá xanh xám trên đường phố Tô Châu.

Hơn ngàn năm trước, Trương Kế đã ghé bến thuyền này trong một đêm trăng buồn và sự cô độc không giấu được. Còn bây giờ, Hàn Sơn tự lúc nào cũng dập dìu ngựa xe...

Hương vị mát ngọt của sương thu và sông lạnh dường như tan biến đi ngay khi ta bước qua cổng chùa có giá vé 25 tệ. Trong chùa, không gian được dành cho nhang khói, cho sắc màu của đủ mọi trang phục ngắn dài, cho đủ lời thuyết minh với du khách bằng nhiều thứ tiếng có qua loa hoặc không qua loa phóng thanh cầm tay...

Lầu chuông liên hồi vang lên những âm thanh không rõ thông điệp có giá 5 tệ cho ba lần gióng chuông. Người ta cúng bái, cầu nguyện, cười nói, đi lại, nhìn ngắm, mua bán vô cùng sôi nổi. Phía sau, tháp Phổ Minh bảy tầng đang được rào chắn để đại tu. Bên hông có một bảng kê lịch thuyết pháp của các thầy, có kèm ảnh chân dung, giống như bảng kê tên và ảnh các đại phu cho bệnh nhân tự chọn mà chúng tôi từng gặp ở Bệnh viện Trung Y thành phố Côn Minh (Vân Nam).

Cổng sau của chùa có lối dẫn qua Hàn Sơn biệt viện (nơi ở của các tăng), trong đó có một quán bán trà. Trước cổng biệt viện, lố nhố nhiều người đàn ông chuyên bám đuổi và mời gọi du khách đi... xem bói! Các tăng đi lại, cười nói cũng sôi nổi không kém. Ai cũng da đỏ hồng, mặt béo tốt, miệng cười tươi, mắt mở to khắp các hướng như để thu nhận cho được hết cái cảnh chợ đang diễn ra trong chùa và quanh chùa. Sự sung túc ẩn mình trong nếp Phật y...

Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa nhỏ nhưng nổi tiếng là nhờ tiếng chuông. Tiếng chuông chùa nổi tiếng là nhờ bài thơ của Trương Kế. Bài thơ của Trương Kế lại nổi tiếng là nhờ mấy xìcăngđan mấy trăm năm chung quanh những câu thơ tứ tuyệt đó: Có thật là có tiếng chuông chùa lúc nửa đêm không? Có phải giang phong là cây phong bên sông và ngư hỏa là đốm lửa của làng chài? Hay đó là Giang kiều, Phong kiều? Hay đó là Giang Phong sơn và Ngư Hỏa sơn? Và có không Ô Đề thôn, Sầu Miên sơn?... Nhưng thật ra Hàn Sơn tự còn nổi tiếng bởi đôi ẩn sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc.

Theo sử sách, Hàn Sơn còn được gọi là Hàn Sơn Tử, sống vào thời Trịnh Quán, đời Đường. Là thi sĩ, tăng sĩ, cùng với Thập Đắc, Phong Can làm nên “Quốc Thanh tam ẩn”. Ông sống ẩn dật, cơ hàn trong hang đá ở núi Thiên Thai (Chiết Giang), thường đến chùa Quốc Thanh do thiền sư Phong Can trụ trì, để thăm bạn là thi tăng Thập Đắc. Hàn Sơn hành trạng cổ quái, tính khí khác thường: “đội mũ vải gai, chân đi guốc gỗ, mặc áo choàng lam, xốc xa xốc xếch, cười hát tự nhiên...”, “chốc chốc lại kêu gào chửi bới mọi người, hoặc là ngẩng mặt lên trời mà chửi đổng”.

Còn Thập Đắc, chỉ biết là bị bỏ rơi từ nhỏ trong rừng, được sư Phong Can tìm thấy và đem về chùa nuôi dưỡng (Thập Đắc có nghĩa là nhặt được), chuyên trông nom nhà bếp trong chùa. Cả hai là đôi bạn “cuồng sĩ” thường bá vai nhau, cười la nhảy múa, đi chạy khắp nơi. Hai ông thường lui tới chùa nên thiền sư Hy Thiên đặt tên Hàn Sơn để làm kỷ niệm...

Nhưng sử sách chưa chắc đã làm hài lòng dân gian. Cho nên người ta còn truyền miệng một câu chuyện tình tay ba rất ly kỳ hấp dẫn theo môtip chuyện ba người thường thấy ở khắp mọi nơi. Đại ý là Hàn Sơn và Thập Đắc cùng yêu một cô gái. Sau khi phát hiện sự thật, Hàn Sơn thấy mình có lỗi với bạn hiền, bèn bỏ đi tu.

Thập Đắc sau đó biết được chuyện bạn hi sinh vì mình, cũng bỏ đi tu nốt... Chuyện ấy thực hư thế nào không biết được. Cũng không rõ cô gái ấy là ai, tên gì, và cũng không biết có nên đối xử với cô gái ấy như thế không? Nhưng có một điều chắc chắn: tình bạn của Hàn Sơn - Thập Đắc được dân gian khắc tạc thành một biểu tượng thiêng. Cho nên trong chùa Hàn Sơn có nhiều tranh tượng về Hàn Sơn, Thập Đắc và sau chánh điện là Hàn - Thập điện.

Giữa Hàn - Thập điện là một nhóm tượng rất sinh động, thếp vàng sáng chóe đặt trên cao với Hàn Sơn đứng cầm một bông hoa sen, còn Thập Đắc ngồi cầm một cái bình. Hoa sen (liên hoa) còn được gọi là hà hoa, hà gần âm với hòa. Cho nên, nếu nhìn từ bên phải qua, theo cách đọc của người Trung Quốc, người ta thấy hiện lên hai chữ “hòa bình”. Bây giờ, mỗi khi người Trung Quốc thấy vợ chồng, anh em, bạn bè, đối tác làm ăn với nhau mà bất hòa, xích mích thì cùng kéo nhau đến đây, quì lạy trước hai vị Hàn -Thập để hóa giải mọi mâu thuẫn, cầu mong sự thuận hòa...

Ngẫm đi, nghĩ lại, thấy tục lệ này hay thật là hay! Nếu nhị vị Hàn - Thập linh thiêng hóa giải được mọi đố kỵ, hiềm khích, tranh giành của chốn nhân sinh thì thật là phúc đức cho bá tánh, lại ích quốc lợi gia, không chỉ cho xứ sở các ngài mà còn cho láng giềng… như nước ta!

Cứ nghĩ mà xem, nếu có hai sếp của một cơ quan vốn hằng ngày cơm không bao giờ lành, canh chưa bao giờ ngọt, vào họp thì đập bàn, ra làm thì đập việc, lôi cuốn cả đám thuộc hạ vào những trận cuồng phong không ngừng khiến anh em không khỏi bươu đầu sứt trán, nội bộ huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt; thanh tra kiểm thảo liên miên…

Bỗng dưng một ngày kia, sau chuyến ghé thăm Hàn SơnTự trở về, cả hai lại bá vai nhau như đôi bạn thân, cùng tôn trọng lắng nghe, cùng hợp tác làm việc thì cơ quan như được đổi dời, từ đông tàn sang xuân tươi! Nghĩ rộng ra và ước sao tới đây, hễ cơ quan, đơn vị nào mà mất đoàn kết nghiêm trọng thì cấp trên “bình chọn” ngay những cặp “đối thủ trực tiếp”, thu thập danh sách từ dưới lên gửi về cho Sở Nội vụ các tỉnh thành tổng hợp và lên kế hoạch bắt buộc lần lượt đưa từng đôi một… cùng đi viếng chùa Hàn Sơn và cúng vái Hàn-Thập! Danh sách chắc hẳn là cũng dài mấy trang A4.

Chi phí không phải là nhỏ, mỗi cặp theo thời giá hiện nay đi du lịch Tô Châu cũng tiêu tốn không dưới 1.000 đô. Nhưng thà tốn kém như thế mà tìm lại được sự đoàn kết thì còn gì đáng mừng hơn, vui sướng hơn! Xem ra đó cũng là chi phí đầu tư cho sự phát triển của đất nước. Nghĩ đến đó mà mừng lắm thay!

Theo Tuổi trẻ


Được sửa bởi Van Huy ngày Wed Jul 30, 2008 9:15 am; sửa lần 1.
Van Huy
Van Huy
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 477
Age : 39
Đến từ : Đà Nẵng
Reputation : 0
Registration date : 23/07/2008

https://1213pct.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Empty Re: Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005)

Bài gửi by Van Huy Wed Jul 30, 2008 9:14 am

Dần ơi!


Trong lúc sốt ruột chờ ra máy bay, tôi mua một Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Untitled
vài tờ báo đọc để giết thời giờ. Bỗng một cái tên xuất hiện trong bài báo có tựa “Một kẻ giết mướn” khiến tôi ngỡ ngàng. Trời ơi... không lẫn vào đâu được, chính cậu ta đây này, Giang Dần, nguyên bộ đội đặc công!

Mùa hè năm 1974, tôi được tham dự đại hội anh hùng - chiến sĩ thi đua quân khu với tư cách thành viên ban chuẩn bị nội dung. Tôi được phân công viết về gương chiến đấu dũng cảm của Giang Dần, đại đội phó đại đội đặc công nước C-70, mặt trận Quảng Đà.

Cái họ Giang nghe đã lạ tai, lại thêm ấn tượng khi tiếp xúc càng khiến tôi khoái anh chàng đặc công dân Hải Phòng to cao, tóc rễ tre quăn quăn đen nhánh, mặt vuông vức, giọng trầm khỏe. Rồi nghe những chiến công Dần đánh tàu chiến địch trên sông nước Hội An càng mê. Chẳng một chút khoa trương, Giang Dần kể cho tôi nghe chuyện đánh giặc cứ như một chàng ngư phủ kể về những chuyến đi biển của mình vậy. Thế là tôi có chất liệu và cảm hứng để viết ngay tại trận trường ca “Hành trình trên đất nước” mà sau đó tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng khu 5 in trích ba chương đầu!

Vậy mà thấm thoắt 20 năm đã trôi qua, bây giờ lại có người viết về Giang Dần... nhưng là viết về một tên giết mướn!

Theo lời tác giả bài báo thuật lại sau khi giải ngũ Dần quay về làm đủ nghề kiếm sống, rồi lấy vợ, đẻ con và cuối cùng tậu được một chiếc xe tải hạng trung chuyên chở hàng thuê. Việc làm ăn đang phát đạt thì Dần gặp phải tai nạn trong một chuyến chở hàng lên mạn ngược.

Dần thoát chết nhưng xe hỏng nặng, hàng hóa thất thoát phải bồi thường cho chủ hàng, không những trắng tay mà còn mắc nợ thêm mấy chục triệu đồng. Trong cơn túng quẫn Dần nhận lời giết thuê cho Khải. Khải cùng với một người bạn tên Minh đứng ra thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên xuất nhập khẩu.

Khải muốn thuê Dần giết Minh để cướp trắng toàn bộ tài sản mà hai người đã hùn hạp làm ăn và sinh lời. Khải hứa nếu mọi việc êm thấm, Khải sẽ trả công cho Dần đủ trang trải nợ nần và tậu một chiếc xe tải mới. Khải lên biên giới mua một khẩu K-59 trao cho Dần. Nhận khẩu súng cùng bức ảnh và địa chỉ của kẻ cần phải giết, Dần liên tiếp mai phục trước nhà Minh ở dốc Thái Hà.

Lần thứ nhất, vào lúc nhập nhoạng Minh phóng xe máy từ trong nhà ra. Chiếc xe máy chạy chậm khi lên dốc và chỉ cách chỗ Dần nấp hơn 5m. Dần nghĩ bụng mục tiêu thế kia bắn trượt còn khó hơn bắn trúng! Bỗng Dần rụt tay lại, Minh đang chở một đứa con lên năm tuổi ở yên sau. Dần còn nghe rõ tiếng đứa con bảo: “Bố ơi, con thích lên bờ hồ ăn kem cơ!” Thế là Dần lỡ mất dịp để hạ thủ theo bản giao kèo khủng khiếp với Khải.

Lần thứ hai, một chiều giáp tết âm lịch, Dần thuê một chiếc xe máy bám theo sau xe của Minh lên Nghi Tàm - Nhật Tân. Buổi chiếu ấy sương mù xuống nhiều mà khách bộ hành cùng xe cộ di chuyển trên quãng đường lên vườn đào rất vắng vẻ. Dần tính toán bắn hạ bây giờ vẫn còn sớm. Tốt nhất cứ để anh ta vào vườn đào rồi quay ra, lúc ấy xuống tay chắc ăn hơn mà trời càng tối, chạy trốn cũng dễ hơn.

Quả như Dần tính toán, Minh từ vườn quay ra với một cành đào phai vừa mua. Một tay giữ cành đào, một tay lái xe, Minh chạy thật chậm. Dần sốt ruột đợi Minh đến gần hơn sẽ bóp cò...

Nhưng Minh càng đến gần, Dần càng thấy cành đào phai Minh vừa chọn có dáng và thế tuyệt đẹp. Dường như Minh không bận tâm đến bất cứ chuyện gì ngoài việc lo giữ cho cành đào không bị rung hoặc gió thổi làm rụng mất những nụ hoa hàm tiếu phơn phớt hồng trong ráng chiều.

Sương bỗng tan loãng dần, vòm trời trở lại màu xanh thiên thanh pha chút ánh vàng chanh và gương mặt của Minh mới mãn nguyện, rạng rỡ làm sao. Mường tượng ra khung cảnh người vợ trẻ và đứa con nhỏ của Minh đang háo hức đón chồng, đón bố mang cành đào Nhật Tân về đặt giữa căn phòng ấm cúng, người Dần đã run bần bật, ngón tay đặt sẵn trong vòng cò cứ truội ra và mắt mờ đi vì những giọt nước mắt tủi hổ, xót xa. Chính lúc ấy, thay vì nổ súng, “kẻ giết mướn” đã phóng thẳng xe về công an thành phố đầu thú cùng khẩu súng tang vật.

DÙ SAO THÌ DẦN CŨNG ĐÃ KHÔNG ĐÁNH MẤT HẾT LƯƠNG TRI VÀ CÁI CHẤT LÍNH CỦA MÌNH PHẢI KHÔNG, DẦN ƠI?



Theo Tuổi trẻ
Van Huy
Van Huy
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 477
Age : 39
Đến từ : Đà Nẵng
Reputation : 0
Registration date : 23/07/2008

https://1213pct.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005) Empty Re: Mùi của ngày xưa - Tuyển tập “Những bài tạp bút hay nhất trên Tuổi Trẻ (1994-2005)

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết